Mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử - Đâu là xu hướng kinh doanh công nghệ thiết bị 2020

Chủ nhật - 31/05/2020 14:26
Thời gian qua, thương mại điện tử nói chung đã có những bước phát triển đột phá. Theo thống kê, 4/5 người dùng sẽ tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trực tuyến, 74% trong số này sẽ tìm kiếm nhận xét từ mạng xã hội trước khi quyết định mua hàng. Thương mại điện tử (TMĐT) và mạng xã hội đang là công cụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và có tác động hơn cả đến cả người mua lẫn người bán.
Mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử - Đâu là xu hướng kinh doanh công nghệ thiết bị 2020
Thời gian qua, thương mại điện tử nói chung đã có những bước phát triển đột phá.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử 3
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử 3

Thời gian qua, thương mại điện tử nói chung đã có những bước phát triển đột phá. Theo thống kê, 4/5 người dùng sẽ tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trực tuyến, 74% trong số này sẽ tìm kiếm nhận xét từ mạng xã hội trước khi quyết định mua hàng. Thương mại điện tử (TMĐT) và mạng xã hội đang là công cụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và có tác động hơn cả đến cả người mua lẫn người bán.

Kinh doanh công nghệ- thiết bị trên môi trường internet là một thị trường ngách, khá đặc thù. Bài viết dưới đây sẽ phân tích sự khác nhau khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ- thiết bị hiểu và lựa chọn được kênh bán hàng phù hơp với doanh nghiệp của mình.

Ø  Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến kết nối người mua và nhà kinh doanh mang đến những lợi ích cho cả đôi bên. Thông qua sàn thương mại điện tử, người bán hàng có thể đăng tải, tiếp thị và tối ưu sản phẩm để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

 

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử

 

Ưu điểm:

Bắt đầu dễ dàng: bạn không cần phải là một marketer chuyên nghiệp hay là người am hiểu về thương mại điện tử nhà bán lẻ có thể đưa sản phẩm của mình đến với hàng triệu khách hàng.

– Việc mở gian hàng hoàn toàn miễn phí: Nhà bán lẻ có thể mở gian hàng online mà không mất bất kỳ một khoản chi phí nào. Ví dụ: hatex.vn cho phép đă ng ký Thành viên miễn phí 100% với gian hàng đầy đủ chức năng của 1 website.

– Đội ngũ suppport nhiệt tình: Tất cả các sàn thương mại điện tử lớn đều có một đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ người bán hàng. Từ khâu đăng ký, đăng tải sản phẩm đến những thắc mắc trong quá trình vận chuyển, xử lý sự cố phát sinh…

– Được các chương trình marketing hỗ trợ: Các sàn thương mại điện tử đều có các kênh quảng bá, các chương trình hỗ trợ thúc đẩy bán hàng và gia tăng sự tiếp cận của khách hàng.

Hạn chế

- Cạnh tranh giá trên sàn thương mại điện tử là một cuộc chiến rất ác liệt, ở đó bạn không những phải đối mặt với cạnh tranh về giá mà còn về sự chăm sóc, tư vấn, chế độ sau bán của rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Hiệu quả đem lại khi tham gia các sàn TMĐT thường không đến ngay mà cần có thời gian, và cần nhiều công sức chăm sóc của người quản trị nội dung.

Từ những phân tích trên có thể thấy, sàn TMĐT là mô hình phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thiết bị, doanh nghiệp có thể sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Làm thế nào để bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hiệu quả?

- Tham gia càng nhiều sàn TMĐT càng tốt:

Một số sàn thương mại điện tử chuyên về công nghệ thiết bị lớn có thể kể đến: Hatex.vn (có số lượng thành viên lớn nhất), techmartvietnam.vn, chocongnghiep.vn....

Việc gia tăng sự hiện diện trên các sàn TMĐT làm tăng khả năng tiếp cận khách hàng, cũng như giảm rủi ro phụ thuộc vào 1 sàn TMĐT cố định.

– Sản phẩm giá cạnh tranh, thông tin sản phẩm rõ ràng, sản phẩm nên có ảnh, video thực tế chụp thật, chế độ bảo hành, cam kết rõ ràng.

– Tuân thủ các quy định về bán hàng trên từng sàn thương mại để tránh bị khóa tài khoản hoặc xóa sản phẩm.

– Phản hồi nhanh nhất có thể các thắc mắc của khách hàng.

- Phối hợp tốt với bộ phận hỗ trợ của các sàn TMĐT để phục vụ khách hàng tốt nhất.

Các Sàn TMĐT chuyên về công nghệ- thiết bị phổ biến:

Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Hatex.vn, Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam techmartvietnam.vn, chocongnghiep.vn....

 

Trang chủ Hatex.vn

Trang chủ Hatex.vn

Ø  Kinh doanh trên mạng xã hội

Mạng xã hội ngày nay không chỉ là công cụ đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội mà còn làm việc, trao đổi mua bán. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) dành khoảng ít nhất 3 tiếng để truy cập mạng xã hội. Hầu hết mọi người từng ít nhất 1 lần mua sắm qua Facebook, Zalo… Mặt hàng thời trang (quần áo và phụ kiện) là sản phẩm được mua sắm nhiều nhất ở các trang mạng xã hội.

 

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

 

Ưu điểm:

- Thời gian tiếp cận nhanh chóng

- Việc sử dụng dễ dàng, tương tác trực tiếp.

Hạn chế: 

- Bản chất mạng xã hội không phục vụ mục đích kinh doanh, nên việc sử dụng mạng xã hội để kinh doanh cần có sự khéo léo, yêu cầu người sử dụng cần có kinh nghiệm và sáng tạo nếu muốn đạt hiệu quả cao.

- Các mặt hàng máy móc thiết bị khi kinh doanh trên mạng xã hội chưa thực sự phù hợp do đặc thù hàng hóa và đặc thù đối tượng mua hàng không phù hợp.

- Tính xác thực trên các tài khoản mạng xã hội không cao nên dễ xảy ra rủi ro ngoài tầm kiểm soát.

Các kênh bán hàng phổ biến trên mạng xã hội: 

Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới, một kênh tiếp cận khách hàng cực kì nhanh chóng, tương tác dễ dàng.

Zalo – đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng, một con số đáng để nhà kinh doanh chinh phục, tính xác thực rất cao do liên kết với số điện thoại.

Instagram – mạng xã hội chuyên chia sẻ hình ảnh cũng là kênh mua sắm thú vị. Người dùng có cơ hội được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Hoặc “tình cờ” bắt gặp những sản phẩm mới từ đó phát sinh nhu cầu và mua sắm

Qua những phân tích trên có thể thấy cả mạng xã hội và sàn TMĐT đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Nhưng tự chung đó 2 hình thức phổ biến và không thể thiếu hiện nay. Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần khéo léo xử dựng kết hợp cả 2 hình thức để bổ sung cho nhau, tăng cường hoạt động của cả 2 hình thức.

Thách thức chung trên cả hai kênh

Tâm lý người mua sắm Việt Nam còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm. Một phần do thông tin sản phẩm trên các kênh bán hàng còn đơn điệu, thiếu chi tiết cũng như thiếu các công cụ hỗ trợ khách hàng. Hơn 50% người tiêu dùng còn chuộng hàng ngoại. Đặc biệt thói quen mua sắm đặc trưng vẫn là được “sờ” trực tiếp sản phẩm, nên khách thường chỉ “dạo chơi” trên mạng. Hoặc vẫn đặt hàng trên shop online nhưng muốn đến tận cửa hàng để “thấy – sờ – thử” sản phẩm. Đây cũng là bất lợi cho những thương hiệu chỉ có gian hàng online. Hiện nay, hầu hết các trang bán hàng trực tuyến đều áp dụng hình thức giao hàng trả tiền (COD).

Hy vọng những phân tích trên của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hình thức kinh doanh để tăng hiệu quả kinh doanh.

Nguồn tin: hatex.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Hatex.vn

SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TRỰC TUYẾN HATEX.VN Chính thức hoạt động từ năm 2012, Hatex.vn là sàn thương mại điện tử chuyên về công nghệ và thiết bị hàng đầu tại Việt Nam, thu hút sự tham gia của rất nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước. Sứ mệnh của...

Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay12,914
  • Tháng hiện tại549,748
  • Tổng lượt truy cập3,328,316
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây